Chào mừng bạn đến với Y Khoa Kỳ Hòa

Mở cửa : Thứ hai - Chủ nhật: Buổi sáng: 06:30 - 11:30, Buổi chiều: 13:00 - 19:00

All posts by Y Khoa Kỳ Hòa

7 đột phá về y học

7 đột phá về y học năm 2017 đảm bảo khiến bạn phải trầm trồ

Đây đều là những phát kiến có tầm ảnh hưởng lớn đến y học của thế giới trong suốt năm qua.

Năm 2017 đánh dấu nhiều đột phá về y học trên thế giới. Chúng ta hãy cũng tìm hiểu những đột phá này là gì và đóng góp của chúng vào nền y khoa nhân loại.

1. Tricorder: thiết bị khám sức khỏe trong Star Trek

Nếu là fan của bộ phim Star Trek thì bạn không thể nào quên được cảnh Tiến sĩ McCoy sử dụng thiết bị cảm biến với tên gọi Tricorder để thu thập và theo dõi thông tin sức khỏe của con người.

Mới đây trong một cuộc thi XPrize do Qualcomm tổ chức với giải thưởng lên tới 10 triệu USD, một sản phẩm tương tự như Tricorder có thể trở thành thiết bị chăm sóc sức khỏe tiềm năng trong tương lai.

Trong suốt hơn 5 năm qua, nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Mỹ, Anh, Canada, Ấn Độ và Đài Loan cạnh tranh nhằm phát triển Tricorder của riêng họ. Những Tricorder di động này có thể chẩn đoán các vấn đề về sức khỏe và theo dõi chỉ số thực trong cơ thể như huyết áp. Các nhà khoa học hy vọng rằng, các thiết bị này có thể được sử dụng tại nhà để bệnh nhân có thể đánh giá và chăm sóc sức khỏe bản thân thay vì phải tìm đến các trung tâm y tế.

2. Liệu pháp miễn dịch tế bào T

Hiện nay có nhiều tiến bộ to lớn trong y học, đặc biệt là các phương pháp điều trị ung thư máu như ung thư bạch cầu, giúp tỷ lệ sống sót của trẻ em mắc bệnh lên đến hơn 85%. Các nhà khoa học dự đoán trong tương lai các tiến bộ này có thể cứu sống và tăng tỷ lệ sống sót cao hơn nữa.

Đây là lần đầu tiên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê chuẩn liệu pháp miễn dịch tế bào T (CAR) nhằm điều trị bệnh ung thư trong các trung tâm y tế ở Mỹ. Với liệu pháp miễn dịch tế bào này, tế bào bạch huyết T được phân tách từ cơ thể bệnh nhân và xử lý trong phòng thí nghiệm. Sau đấy, những tế bào này được truyền lại vào cơ thể bệnh nhân nhằm tấn công các tế bào ung thư.

Các thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em đều cho kết quả rất thành công, với tỷ lệ sống sót cao. Do đó, liệu pháp miễn dịch tế bào T là phương pháp hứa hẹn mang lại nhiều hy vọng cho các bệnh nhân ung thư trên thế giới.

3. Ứng dụng tương tác thực tế

Khi trò chơi Pokémon Go bùng nổ, hàng triệu người trên thế giới có cơ hội thưởng thức thực tế gia tăng (AR) mỗi ngày, trong đó một máy tính giúp tăng cường các vị trí và âm thanh trong môi trường thực tế.

Trong y học, một số công cụ AR tiêu biểu như AccuVein có thể mô tả các tĩnh mạch trong cơ thể bệnh nhân. Công nghệ đột phá này sẽ trở nên phổ biến hơn trong tương lai vì nó có thể:

– hỗ trợ các bác sĩ và sinh viên y khoa thực hiện một số cuộc giải phẫu, thủ thuật và cắt bỏ nhất định

– giúp bệnh nhân hình dung điều kiện điều trị, phẫu thuật và hồi phục sức khỏe của bản thân

– thiết lập bản đồ vị trí của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và thiết bị cứu sinh (như máy khử rung) cho người dân trong trường hợp khẩn cấp

Trong tương lai, những AR cấy mắt và tai cũng sẽ được ứng dụng rộng rãi. Các công ty như Google và Samsung đã đệ trình các bằng sáng chế cho phép cấy ghép ống kính để theo dõi bệnh tăng nhãn áp và truyền thuốc.

4. Máu nhân tạo

Từ chân tay giả đến trái tim nhân tạo, máy điều hòa nhịp tim đến việc cấy ghép tai, các nhà khoa học đang tìm ra cách để thay thế gần như mọi bộ phận cơ thể người. Mới đây, các nhà khoa học cho biết họ có thể tạo ra cả máu nhân tạo.

Trong năm 2017, Cơ quan Y tế Quốc gia của Anh (NHS) đã tiến hành thử nghiệm đánh giá độ an toàn trên 20 người được truyền một lượng nhỏ máu nhân tạo từ tế bào gốc. Mục tiêu ban đầu của nghiên cứu này là tạo ra các tế bào hồng cầu để điều trị tình trạng bệnh cụ thể, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.

Về lâu dài, các nhà khoa học tại NHS hy vọng sẽ cung cấp đủ lượng máu cho những bệnh nhân có các loại máu hiếm.

5. Các đơn vị điều trị đột quỵ di động

Khi các cơn đột quỵ xảy ra, bệnh nhân có thể mất khoảng hai triệu nơ-ron mỗi phút. Và nếu để trong thời gian dài, các tổn thương trong não càng tồi tệ hơn nữa.

Do đó, các nhà nghiên cứu đã phát triển ra các đơn vị điều trị đột quỵ di động (MSTU hoặc MSU) để có thể cứu sống bệnh nhân kịp thời.

Các đơn vị MSTU có thể giúp chẩn đoán nhanh, điều trị đột quỵ và cứu sống bệnh nhân kịp thời. MSTU có thể nhanh chóng đến nhà bệnh nhân kịp thời, xác định nguyên nhân đột quỵ xảy ra do máu đông, sử dụng thuốc để phân giải máu đông và sau đó đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Ở giai đoạn đầu, những đơn vị như thế này đã được thành lập ở Cleveland, New York, Houston, và Denver, giúp cứu sống nhiều bệnh nhân mỗi ngày. Chính quyền Mỹ dự tính sẽ cung cấp các đơn vị MSTU trong khoảng 40% phòng cấp cứu ở các thành phố lớn tại Mỹ.

6. Tương tác công nghệ về y tế

Một trong những tiến bộ của y khoa gần đây chính là khả năng tương tác hoặc ứng dụng của các công nghệ thông tin về chăm sóc sức khoẻ, ví dụ như các hệ thống kỹ thuật số của bệnh viện nhằm thuận tiện giao tiếp với nhau.

Được giới thiệu vào đầu năm 2017, Công cụ Tài nguyên Tương tác Y tế Liên kết Nhanh (FHIR) là một công cụ giúp tiết kiệm tiền và cân bằng cuộc sống bằng cách cải thiện tốc độ và hiệu quả của việc chuyển dữ liệu sức khoẻ.

Về cơ bản, thay vì chuyển toàn bộ dữ liệu, tạo ra một bản sao lưu, FHIR chuyển các thông tin cụ thể về chăm sóc sức khoẻ – một từ, một mã – từ một nơi (ví dụ: bác sĩ của bạn) sang một tài khoản khác (ví dụ: thanh toán). Điều này có nghĩa là nhân viên chăm sóc sức khoẻ không phải trải qua hàng tấn thông tin không liên quan để tìm kiếm dữ liệu mà họ mong muốn.

7. Liệu pháp siêu âm cho bệnh Alzheimer

Theo Hiệp hội Bệnh Alzheimer tại Mỹ thì hiện nay cứ 1 trong 3 người cao tuổi có thể tử vong do bệnh Alzheimer hoặc các chứng mất trí nhớ khác.

Trong khi con người vẫn đang loay hoay tìm kiếm phương pháp chữa trị toàn diện thì có một đột phá hứa hẹn cho những bệnh nhân Alzheimer. Đó chính là liệu pháp siêu âm trên các mảng amyloid, bao quanh các nơ-ron và được cho là có thể điều trị bệnh Alzheimer.

Vào năm 2015, các nhà nghiên cứu Úc đã phát hiện ra sóng siêu âm có thể loại bỏ các mảng amyloid ở chuột, và 75% trong số chúng có thể hoàn thành tốt các bài kiểm tra trí nhớ.

Các nhà khoa học cũng cho biết rằng không có bất kỳ tổn thương nào đối với các mô xung quanh, và việc điều trị có thể rẻ hơn nhiều so với các loại thuốc có chức năng tương tự, theo báo cáo The Wall Street Journal.

Tuy nhiên, việc áp dụng đột phá này lên trên con người vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nhiều nữa vì cấu trúc sinh học não bộ người phức tạp hơn. Nhưng đây là một đột phá mang lại nhiều hứa hẹn cho các bệnh nhân Alzheimer.

Nguồn: Huffington Post

Read More

Bí quyết bảo vệ sức khỏe người cao tuổi

Với người cao tuổi, sức khỏe luôn là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Hãy cùng xem những “bí quyết” chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tốt nhất dưới đây.

Phát hiện sớm các bệnh mạn tính

Xây dựng thói quen khám sức khỏe cho người cao tuổi sẽ giúp phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm, phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn mầm mống.

Đo chiều cao, cân nặng: Thực hiện mỗi năm một lần, có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe chung toàn cơ thể, phát hiện bệnh béo phì hoặc suy dinh dưỡng, loãng xương. Hàng năm, chiều cao của người cao tuổi giảm dần, lưng còng thêm thì điều đầu tiên phải nghĩ tới là bệnh loãng xương.

Đo huyết áp: Là cách đơn giản nhưng hữu ích cho việc chẩn đoán bệnh tăng huyết áp. Người có số đo huyết áp >140/90 mmHg là bị bệnh tăng huyết áp. Bạn nên ghi lại số đo huyết áp mỗi lần đo để theo dõi.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên giúp phát hiện bệnh khi còn ở giai đoạn nhẹ

Chụp X-quang phổi: Bệnh lý mạn tính của phổi chiếm từ 50% đến hơn 70% ở người cao tuổi. Người bệnh nên làm xét nghiệm thông thường này để có thể phát hiện, phòng ngừa, điều trị sớm bệnh viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi…

Đo điện tim: Đo điện tim hằng năm là rất cần thiết. Nếu bệnh được phát hiện sớm để theo dõi, điều trị thì người cao tuổi vẫn có thể có cuộc sống khỏe mạnh.

Đo mật độ xương: Nên làm ở người trên 60 tuổi, người thấp nhỏ, phụ nữ sau mãn kinh, người hay phải dùng thuốc corticoid. Uống viên canxi, tăng cường vận động cơ thể, ngưng hút thuốc lá có thể phòng tránh được bệnh loãng xương…

Thăm trực tràng: Ung thư đại trực tràng hầu hết xảy ra ở những người tuổi 50 trở lên. Đó là lý do vì sao người lớn tuổi nhất thiết phải đi nội soi đại tràng để có những phát hiện kịp thời.

Dinh dưỡng tốt giúp chế ngự bệnh tật

Người có tuổi như “đèn treo trước gió”, cơ thể ngày một yếu dần. Tính tình, khẩu vị cũng bỗng nhiên thay đổi. Vì thế, họ cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để có sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh cơ hội dễ xâm nhập.

Người cao tuổi nên ăn thức ăn dễ nuốt, dễ tiêu

Theo ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân, thức ăn cho người cao tuổi cần đa dạng, giàu dưỡng chất, chế biến dưới dạng mềm, dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.

  • Nếu ăn cháo tốt nhất nên ăn cháo đậu xanh, đậu đỏ, đậu ván…
  • Người cao tuổi nên ăn món súp, món hầm, tốt nhất dùng cà rốt, khoai tây, đậu, nấm các loại.
  • Nếu ăn canh, nên ăn rau ngót, rau dền, hoa thiên lý, đu đủ, cải xoong, bí đao.
  • Nếu ăn cá nên ăn cá lóc, cá bống và các loại cá nạc ít mỡ dưới dạng nấu canh chua…

Người cao tuổi nên dùng cá thay thịt; khuyến khích dùng sữa tươi, sữa chua (yaourt): 250ml sữa tươi (hoặc 2 hũ yaourt) cung cấp 300mg canxi mỗi ngày. Khẩu phần ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no một lần. Bữa tối không nên ăn quá muộn, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, có thể tạo tiền đề cho tai biến mạch não, mạch vành. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo các loại thuốc đông y vì nó có cũng có rất nhiều công dụng như công dụng của thiên môn bổ phổi vị thông tán.

Giấc ngủ ngon là “thuốc tiên”

Người cao tuổi thường bị khó ngủ, tiểu đêm nhiều lần, dễ tỉnh giấc. Rối loạn giấc ngủ khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của họ suy giảm đáng kể, dẫn đến suy nhược cơ thể và tinh thần. Vì vậy, nên tập cho người cao tuổi thói quen ngủ và dậy vào khung giờ nhất định, giữ không gian ngủ yên tĩnh, thoáng đãng, ít ánh sáng.

Đối với những người mắc chứng tiểu đêm nhiều lần, con cháu có thể cho dùng bỉm hoặc tấm lót dưới để bảo đảm vệ sinh và giúp họ không bị thức giấc nhiều lần.

Nguồn: MEDIHUD

Read More

Khoa da liễu

Nhằm đáp ứng nhu cầu làm đẹp ngày càng cao của của khách hàng, Trung Tâm Y Khoa Kỳ Hòa đã quyết định thành lập chuyên khoa da liễu với sự đầu tư mạnh mẽ vào các loại thiết bị và thuốc được nhập khẩu từ Châu Âu và Mỹ.

Sự có mặt của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành da liễu tại Trung Tâm Y Khoa Kỳ Hòa không những giúp việc điều trị đạt kết quả tốt mà còn tạo cảm giác tin tưởng cho khách hàng. Chuyên khoa da liễu có chức năng khám và chữa bệnh về mụn-nám-tàn nhang, các bệnh thủy đậu, các bệnh nấm ngoài da …

Phòng khám Y khoa Kỳ Hòa

Read More

Khoa Tai – Mũi – Họng

Khoa tai mũi họng nhận tư vấn, khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng trẻ em và người lớn như viêm Amidan, thanh quản cấp, đau tai-chảy mủ tai, ù tai, ngứa tai, các vùng u quanh đầu – mặt – cổ …

Phòng khám Y khoa Kỳ Hòa

Read More