Chào mừng bạn đến với Y Khoa Kỳ Hòa

Mở cửa : Thứ hai - Chủ nhật: Buổi sáng: 06:30 - 11:30, Buổi chiều: 13:00 - 19:00

All Posts in Category: Tin tức

Chăm sóc trước và sau nội soi dạ dày tá tràng

Trước khi thực hiện nội soi, người bệnh cần nhịn ăn. Sau khi nội soi, để bảo vệ dạ dày, người bệnh nên kiêng một số thực phẩm nhất định.

Dạ dày – Tá tràng là gì?

Dạ dày là đoạn phình ra của ống tiêu hóa, có nhiệm vụ dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Dạ dày nằm ở vùng thượng vị, dưới hoành trái.

Tá tràng là phần đầu của ruột non, kéo dài từ môn vị của dạ dày đến góc tá tràng – hỗng tràng. Tá tràng là một thành phần quan trọng trong hệ tiêu hóa vì là nơi dịch tụy và dịch mật đổ vào để tiêu hóa thức ăn.

Nội soi dạ dày tá tràng là gì?

Hình minh họa nội soi dạ dày, tá tràng.

Đây là phương pháp thăm khám trực tiếp hệ tiêu hóa gồm thực quản, dạ dày, tá tràng. Trong quá trình nội soi bác sỹ sẽ luồn một ống soi mềm nhỏ qua đường miệng để khảo sát trong lòng thực quản, dạ dày, tá tràng, từ đó có những chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp.

Khi nào cần nội soi dạ dày?

  • Soi dạ dày tá tràng được chỉ định khi có một trong các bất thường sau:
  • Đau thượng vị, buồn nôn, nôn sau khi ăn, gọi chung là hội chứng dạ dày tá tràng
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Nôn ra máu, đi tiêu phân đen, hoặc thiếu máu không rõ nguyên nhân
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Tầm soát ung thư
  • Nội soi kiểm tra sau đợt điều trị

Chuẩn bị trước khi nội soi dạ dày?

  • Bệnh nhân được giải thích kỹ về những lợi ích và tai biến của thủ thuật
  • Chiều hôm trước làm nội soi, bệnh nhân ăn nhẹ; sáng hôm làm nội soi nhịn ăn, nhịn uống.
  • Cố gắng hợp tác làm theo hướng dẫn khi bác sĩ thực hiện nội soi.

Chăm sóc người bệnh sau khi nội soi dạ dày

Sữa nguội, tuyệt đối không uống sữa nóng trong vòng 1 giờ sau khi nội soi

  • 1 giờ sau khi nội soi dạ dày: người bệnh được cho uống sữa nguội (tuyệt đối không uống nóng)
  • 30 phút tiếp theo: nếu người bệnh không nôn thì cho ăn cháo thịt xay nguội.
  • Một vài ngày sau nên ăn:

– Ăn thức ăn giảm tiết dịch vị, giảm tác dụng của axít tiết lên niêm mạc dạ dày như thức ăn ngọt, béo.

– Nên ăn những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bánh mì, sữa, lòng trắng trứng…

– Thức ăn mềm như: cháo, súp, các món hầm nhừ…

– Không để bụng đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ.

Một số loại thực phẩm nên KIÊNG:

  • Đồ ăn có tính axít cao như các loại trái cây chua như cam, bưởi, chanh, xoài xanh, giấm…
  • Các loại hoa quả chuối tiêu, đu đủ, táo…
  • Các loại thực phẩm có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày như rượu, bia, ớt, tỏi, cafe, trà, nước ngọ có gas…
  • Thức ăn chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích, sữa chua…

Nguồn Medihub BS Lê Thị Huệ

Read More

Nuôi thú cưng có dễ mắc bệnh truyền nhiễm không?

Các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim và các loại bò sát đều có thể gây bệnh hoặc truyền các loại ký sinh qua người.

Làm sao để tránh các bệnh lây từ thú nuôi?

Việc quan trọng nhất là không chạm vào chất thải của chúng (phân, nước tiểu). Sau khi rửa dọn chuồng phải rửa tay cẩn thận và không để trẻ em chơi ở những vùng gần nơi tiểu tiện của chó hoặc mèo.

Không nên dùng miệng để hôn hoặc truyền thức ăn thú cưng.

Rất nhiều người yêu thú vật dùng miệng để hôn hoặc truyền thức ăn cho chúng, đó là điều không nên.

Nếu bạn đang có thai hoặc hệ miễn dịch đang suy yếu, thì tuyệt đối không rửa dọn chuồng/nơi tiểu tiện của mèo bởi vì như vậy, bạn rất dễ bị nhiễm Toxoplasma gondii, một loại đơn bào sống ký sinh trên mèo. Nhiễm Toxoplasma (toxoplamosis) trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến thai nhi.

Động vật bò sát cũng mang một số vi trùng có khả năng gây bệnh cho người. Nếu bạn sở hữu một chú thú cưng mang họ bò sát, phải nhớ rửa tay sạch sau khi chơi đùa hoặc chạm vào nơi chúng ở. Chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ. Không những vậy, những vùng xung quanh chuồng và ngay cả các vật dụng để làm sạch chuồng cũng phải được lau rửa thường xuyên. Trẻ em dưới 5 tuổi và những người có hệ miễn dịch kém không nên tiếp xúc trực tiếp với chúng hoặc các vật dụng trong chuồng.

Chăm sóc thú nuôi như thế nào?

Thú nuôi của bạn phải được tẩy giun và tiêm vacxin. Điều này không chỉ giúp chúng được khỏe mạnh mà còn có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh qua người.

Một việc khá quan trọng nữa là phải diệt các loại chấy rận sống bám trên chó, mèo. Chấy rận có thể lây lan sang người, làm cho bạn lẫn con thú yêu của bạn ngứa ngáy khó chịu hoặc bị bệnh.

Thú cưng cần được tiêm ngừa đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ

Không nên:

  • Cho thú nuôi ăn các loại thịt sống và đừng để chó hoặc mèo đuổi bắt và ăn thú hoang. Đây là nguyên nhân làm cho mèo bị nhiễm ký sinh toxoplasma.
  • Để chúng đến gần các con vật bị bệnh hoặc chưa được chích ngừa vacxin.

Trẻ em và thú nuôi

Khi con bạn chơi với thú nuôi, bạn phải trông chừng. Trẻ em thường bò trên sàn nhà xung quanh chó mèo, hôn chúng, đút tay vào miệng chúng rồi lại bỏ tay vào miệng nên trẻ nhỏ rất dễ bị lây nhiễm bệnh.

Ngoài ra, trẻ em thường hay bị thú nuôi cào hoặc cắn vì chúng chưa biết cách tiếp xúc với các loài vật. Bạn nên dạy cho trẻ cách tiếp xúc với thú nuôi trong nhà và tránh thú lạ. Để an toàn, tốt nhất không nên nuôi thú vật trong nhà cho đến khi con bạn đủ lớn.

Trẻ em dưới 5 tuổi không nên tiếp xúc với

Không chỉ chó, mèo mà các động vật khác cũng không nên nuôi nếu nhà bạn có trẻ em dưới 5 tuổi

  • Các loại thú tại sở thú hoặc nông trại.
  • Gà con
  • Vịt con
  • Loài lưỡng cư (cóc, nhái,…)
  • Loài vật bò sát (rùa, rắn, kỳ nhông,..)

Nếu bạn muốn nuôi một con vật trong nhà, nên chọn những con chó, mèo đã lớn, không nên chọn những con còn quá bé. Những con vật đã được chăm sóc tốt thường ít nguy cơ nhiễm và lây lan bệnh. Hơn nữa, bạn có thể tránh những thiệt hại nhà cửa, đồ vật do chó mèo con gây ra. Cuối cùng, đừng mang những con vật bị bệnh về nhà để bảo vệ gia đình và bản thân bạn.

ThS Võ Ngọc Thiên Ân – Theo Y Học Cộng Đồng

Read More

Thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ, táo bón

Táo bón là chứng bệnh hay gặp ở mọi lứa tuổi, nếu để kéo dài có thể dẫn đến bệnh trĩ, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, nổi mụn nhọt thậm chí có thể tắc ruột…

Thực phẩm phòng và điều trị táo bón

Thực phẩm giàu chất xơ luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho người bị trĩ và táo bón

Thực phẩm giàu chất xơ luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho người bị trĩ và táo bón

Nguyên nhân gây bệnh phần nhiều do ăn thiếu chất xơ, uống ít nước… Để phòng và trị táo bón, bạn có thể tham khảo một số món ăn dân gian như sau:

  • Thực phẩm bổ, giàu chất xơ, chất pectin có trong rau xanh củ quả tươi hoặc khô, ngũ cốc như gạo lứt, bắp tươi, bánh mì đen… là chất có vai trò quan trọng chống táo bón.
  • Tăng cường các loại thức ăn chứa nhiều magie như sữa, kê, đậu đũa, khoai lang, rau đay, rau dền, mồng tơi, khoai sọ đu đủ, chuối tiêu, sữa chua vì magie là chất có tác dụng tăng cường nhu động ruột…
  • Mỗi ngày uống khoảng 2-2,5 lít nước.
Bạn cũng có thể lựa chọn khẩu phần ăn thích hợp tùy theo từng tình trạng bệnh

Bạn cũng có thể lựa chọn khẩu phần ăn thích hợp tùy theo từng tình trạng bệnh

Ngoài ra, nên chọn thực phẩm theo thể chứng, cụ thể như sau:

  • Nếu đi cầu phân táo cứng, người nóng (do nhiệt táo): Nên ăn các thực phẩm thanh nhiệt nhuận táo như: rau đay, mồng tơi nấu canh cua; mướp nấu canh đậu phụng; ngọn, lá khoai lang xào tỏi; rau giấp cá om cá lóc; rau giấp cá ăn sống hoặc nấu nước uống; đậu xanh nấu với nấm mèo… và các món khác chế biến từ cà chua, cà tím, rau dền, đậu bắp, rau đắng, đậu đen, nha đam…; các loại rau xanh trái cây tươi. Sáng sớm nên uống 1 cốc nước ấm.
  • Nếu đi cầu bón phân mềm, phải rặn nhiều, đi xong rất mệt, tay chân không ấm (do hàn táo, khí hư): Nên ăn các thực phẩm bổ khí nhuận táo như gạo lứt muối mè; lươn tiềm đảng sâm; mè đen nhai sống hoặc rang ăn. Sáng sớm uống 1-2 muỗng dầu mè; cá rô kho mộc nhĩ; đu đủ hầm xương heo; hoa lý xào hẹ và các loại rau thơm…; các món khác chế biến từ mật ong, mè đen, đậu đỏ, cải xoong, rau má, chuối, kê, đậu đũa…
  • Nếu táo bón ở phụ nữ sau sinh hoặc người mới ốm dậy (do huyết thiếu): Nên ăn các thực phẩm bổ huyết nhuận táo như: thịt bò xào cải xoong; hoa lý nấu canh thịt; cháo lươn đậu xanh rau ngổ; đu đủ ương hầm thịt; khoai từ nấu canh thịt; mướp nấu canh đậu phụng… Nên ăn nhiều các loại đậu mè, ngũ cốc, rau củ quả tươi…

Những thực phẩm không nên ăn

Những thực phẩm có tính cay nóng sẽ làm tình trạng bệnh thêm tồi tệ

Những thực phẩm có tính cay nóng sẽ làm tình trạng bệnh thêm tồi tệ

Phòng chữa táo bón nên kiêng các loại thức ăn khô, cay nóng như trà đặc, ca cao, rượu, thuốc lá, thức ăn nhanh, thức ăn tinh chế… thịt, cá chiên rán, kho mặn để lâu, thức ăn nhiều dầu mỡ…

  • Nếu do nhiệt táo: kiêng ăn mặn, cay, nóng quá như tiêu ớt, tỏi, cà-ri…
  • Nếu do hàn táo, khí hư: kiêng ăn chua đắng lạnh như cà, cam, măng, nước dừa.
  • Nếu do huyết hư: kiêng ăn các loại thức khô mặn và thức ăn nghèo dinh dưỡng.

Lương y Phan Thị Thạnh – Theo Sức Khỏe Đời Sống

Read More

Tại sao cơ bắp bị đau khi tập thể dục?

Khi tập một bài tập mới hoặc chuyển sang tập ở cường độ cao hơn, cơ bắp của bạn có thể bị đau trong những ngày đầu sau tập. Điều này là do việc tăng cường độ tập đã gây áp lực, tạo ra các vết rách nhỏ trong các sợi cơ.

Tập thể dục là một phần quan trọng của một lối sống lành mạnh, năng động. Tập thể dục giúp các khớp xương, dây chằng và gân linh hoạt, làm tăng sức mạnh cơ bắp. Tuy nhiên, nếu bạn tập một bài tập mới hoặc chuyển sang tập ở cường độ cao hơn, cơ bắp của bạn có thể bị đau trong những ngày đầu sau khi tập. Điều này là do việc tăng cường độ tập đã gây áp lực cho các cơ bắp, tạo ra các vết rách nhỏ trong các sợi cơ. Khi các cơ bắp lành trở lại, chúng sẽ trở nên mạnh hơn và có thể chịu được cường độ cao hơn.

Tại sao cơ bắp đau nhiều nhất vào thời điểm vài ngày sau khi tập thể dục?

Nếu bạn có thể nhận thấy đau cơ trong khi bạn đang tập thể dục, thì gọi là đau cấp tính. Thường đau cơ bắp xuất hiện khoảng 12 giờ sau khi tập thể dục và đau nhất vào thời điểm 48 – 72 giờ sau khi tập. Điều này được gọi là trì hoãn khởi phát đau cơ. Người ta cho rằng, trong thời gian này, cơ thể đang hàn gắn các vết thương, làm cho cơ bắp trở nên mạnh mẽ và lớn hơn. Bạn cũng có thể nhận thấy các cơ bắp sẽ tốt hơn nếu tập nhẹ nhàng. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Cần làm gì để giảm đau cơ?

Chườm nóng giúp giảm đau cơ hiệu quả

Có một số điều bạn có thể làm để giúp giảm đau cơ. Bạn có thể:

  • Căng cơ một cách nhẹ nhàng
  • Massage cơ bắp
  • Chườm lạnh để giúp giảm sưng cơ
  • Chườm nóng để giúp tăng lưu lượng máu đến các cơ
  • Nghỉ ngơi
  • Sử dụng thuốc giảm đau, chẳng hạn như một loại thuốc kháng viêm không steroid (nonsteriodal anti-inflammatory drug, hay gọi tắt là NSAID)

Làm thế nào để phân biệt cơ bắp đau và chấn thương?

Nếu bạn cảm thấy đau khi đang tập luyên mà 72 tiếng sau khi ngừng tập vẫn thấy đau, có khả năng bạn đã bị chấn thương do đứt cơ.

Nếu nghi ngờ mình bị đứt cơ, hãy nghỉ ngơi đúng cách

Nếu bạn cho rằng mình bị đứt cơ hoặc bong gân, hãy thử phương pháp RICE (rest, ice, compression và elevation; nghĩa là nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng bó và nâng cao).

  • Nghỉ ngơi (Rest): Khi bị tổn thương bạn nên nghỉ ngơi, có thể nghỉ ngơi hoàn toàn hoặc một phần, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương.
  • Chườm lạnh (Ice): Sử dụng túi nước đá, ngâm cơ thể trong nước đá hoặc massage bằng đá có thể làm giảm sưng, đau, bầm tím, và co thắt cơ. Tiếp tục chườm lạnh cho đến 3 ngày sau khi bị thương.
  • Băng bó (Compression): Băng bó quanh khu vực bị chấn thương có thể là cách tốt nhất để tránh sưng và bầm tím. Tùy vào mức độ mà bạn có thể băng bó vết thương từ 1 đến 2 ngày hoặc một tuần hay nhiều hơn.
  • Nâng cao (Elevation): Nâng vùng bị thương bằng hoặc cao hơn vị trí của tim sẽ giúp ngăn ngừa vùng bị thương sưng to hơn, đồng thời làm giảm vết thâm tím. Cố gắng làm như vậy khoảng 2 – 3 giờ mỗi ngày.

Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế nếu bạn có các triệu chứng sau:

  • Cơ bắp đau nhức kéo dài hơn một tuần
  • Đau nhiều và đau hơn khi tập thể dục
  • Da bị đỏ, sưng, hoặc khi sờ vào trong khớp hoặc cơ bắp bị nơi bị tổn thương thì thấy ấm
  • Khó thở
  • Chóng mặt

Cần làm gì để tránh đau nhức cơ bắp?

Khởi động giúp phòng ngừa đau cơ và chấn thương trong quá trình tập luyện

Để trở nên khoẻ mạnh và sung sức hơn, bạn sẽ luôn phải chịu một giai đoạn đau cơ. Tuy nhiên, để giảm đau cơ đến tối thiểu, bạn có thể chú ý đến các việc sau:

  • Khởi động: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng cơ trước khi bạn tập thể dục có thể không có lợi cho cơ bắp bằng việc khởi động. Khởi động chính là hoạt động mà bạn muốn luyện tập nhưng được thực hiện ở một cường độ thấp hơn, như chạy bộ chậm, nhảy dây hoặc nâng tạ nhẹ. Điều này giúp cơ bắp sẵn sàng hoạt động bằng cách từ từ tăng lưu lượng máu đến cung cấp cho cơ bắp.
  • Uống nước: Nước điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, bôi trơn các khớp xương và giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng, để tạo năng lượng và sức khỏe. Nếu uống nước không đúng cách, cơ thể sẽ không thể hoạt động ở mức tối đa và có thể là nguyên nhân của hiện tượng mệt mỏi, chuột rút, chóng mặt hoặc các triệu chứng khác nghiêm trọng hơn.
  • Nghỉ ngơi: Để cho cơ bắp nghỉ ngơi 48 tiếng sau khi tập luyện. Ví dụ, khi chạy bộ, bạn chủ yếu sử dụng các cơ bắp ở phần dưới cơ thể. Nên nghỉ ngơi 2 ngày để cho cơ bắp hồi phục trước khi tiếp tục tập luyện. Không được nghỉ ngơi đầy đủ, cơ bắp có thể bị tổn thương thay vì phát triển tốt hơn.
  • Sử dụng kỹ thuật thích hợp: Nếu bạn tham gia tập luyện ở phòng tập thể dục hoặc câu lạc bộ sức khỏe, cần hỏi huấn luyện viên hoặc người hướng dẫn để biết cách sử dụng các máy nâng tạ, máy chạy bộ hoặc các thiết bị khác đúng kỹ thuật. Kỹ thuật đúng sẽ giúp tránh đau khớp và cơ.
  • Thả lỏng: Khi kết thúc tập luyện, điều quan trọng là phải nhớ căng cơ. Cơ bắp của bạn dễ căng hơn khi được làm ấm. Căng cơ giúp bạn trở nên linh hoạt hơn đồng thời giúp máu lưu thông từ các cơ bắp trở về tim.
  • Tập luyện trong ngưỡng cho phép: Bạn có thể bị lôi cuốn vào các bài tập cường độ cao, nhưng nên nhớ tăng cường độ tập một cách từ từ. Theo thời gian, bạn có thể nâng tạ nặng hơn hay có thể chạy nhanh hơn. Nhưng việc tăng cường độ tập quá nhanh chóng có thể gây chấn thương.

TS Dư Ngọc Hiền – Theo Y Học Cộng Đồng

Read More

Cách chữa đầy bụng, chướng hơi bằng lợi khuẩn

Lợi khuẩn tiết ra enzym tiêu hóa thức ăn, đào thải chất cặn bã tồn đọng trong đại tràng, cải thiện triệu chứng bụng dạ khó chịu.

Đầy bụng, chướng hơi là biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa, gây ra bởi 4 nguyên nhân chính dưới đây:

  • Ăn uống: Do chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học; ăn quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng; nạp nhiều chất đạm, béo, bột đường, gia vị, kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá); ngộ độc, ăn phải đồ ăn ôi thiu, thực phẩm nhiều chất bảo quản, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…
  • Thuốc: Dùng kháng sinh sau những đợt ốm, điều trị bệnh, phẫu thuật … hoặc thuốc điều trị bệnh mạn tính cũng gây đầy bụng, chướng hơi, đi ngoài.
  • Stress: Căng thẳng kéo dài, thời tiết thay đổi.
  • Bệnh lý đường ruột: Các bệnh viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa lâu năm, viêm loét dạ dày…

Đầy bụng, chướng hơi là biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa

Trong đường ruột có hệ vi sinh gồm cả lợi và hại khuẩn. Để hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, tỷ lệ cân bằng là 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn.

4 nguyên nhân kể trên làm số lượng hại khuẩn tăng lên, lợi khuẩn giảm đi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Lợi khuẩn thiếu hụt nên không làm tròn nhiệm vụ tiết ra enzym tiêu hóa thức ăn, đào thải chất cặn bã, làm thức ăn tồn đọng trong đại tràng. Đồng thời, số hại khuẩn tăng lên sinh ra khí gây trướng bụng, đầy hơi, rối loạn đại tiện, phân sống, lỏng, táo. Nếu bệnh lâu sẽ thành viêm đại tràng, tiềm ẩn nguy cơ ung thư đại tràng.

Để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh cân bằng trở lại, cần bổ sung lợi khuẩn vào đường ruột. Trong đó, ưu tiên lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido) sống chủ yếu ở đại tràng, chúng sẽ xử lý khối lượng lớn thức ăn đang tồn đọng ở nơi đây.

Lợi khuẩn Bifidobacterium sống chủ yếu ở đại tràng.

Tuy nhiên, đưa Bifido vào đại tràng không đơn giản. Người bệnh thường bổ sung lợi khuẩn vào đường ruột qua đường uống men vi sinh. Khi đi qua dạ dày, Bifido thường chết trong môi trường acid cao, chỉ lượng nhỏ vào được đến ruột non.

Để tăng số lượng Bifido sống sót, các nhà khoa học Nhật Bản đã sử dụng công nghệ bảo vệ SMC (Seamless Micro capsule), bao bọc lợi khuẩn sống Bifido trong viên nang màng bọc kép, không vết nối, kháng acid. Công nghệ này đưa hơn 90% lợi khuẩn Bifido vào tận đại tràng, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện các triệu chứng nhanh chóng.

Cơ chế hoạt động của lợi khuẩn Bifido

Lợi khuẩn Bifido sẽ bám lên hệ lông nhung trên thành ruột, hút các chất độc hại và phân hủy chúng. Bifido cũng đồng thời tiết dịch nhầy bao phủ lên thành ruột để tạo lớp lá chắn kép, ngăn không cho các tác nhân độc hại tấn công thành ruột.

Nguồn Vnexpress.net

Read More

Hội thảo chuyên đề Bệnh Đái Tháo Đường – Cách chăm sóc và phòng bệnh

Sáng ngày 27/09, tại trường tiểu học Quyết Thắng – Quận 11, Trung Tâm Y Khoa Kỳ Hòa đã khởi động chương trình “ Hội thảo bệnh đái tháo đường– Cách chăm sóc và phòng bệnh”. Là một trong những chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động “Vì công đồng” do Trung Tâm Y Khoa Kỳ Hòa thực hiện. Trung Tâm Y Khoa Kỳ Hòa hy vọng hội thảo chuyên đề sẽ giúp cộng đồng nâng cao sự hiểu biết về căn bệnh mãn tính này cũng như tư vấn cách chăm sóc và bảo vệ bản thân trước bệnh đái tháo đường.

Buổi hội thảo có sự góp mặt của các bác sĩ Chuyên khoa 2 của Trung Tâm Y Khoa Kỳ Hòa đã gắn bó nhiều năm với việc điều trị bệnh đái tháo đường. Các bác sĩ đã chia sẻ nhiều kiến thức về bệnh mang tính thực tiễn nhằm giúp mọi người đến tham gia hội thảo dễ dàng hiểu và chủ động vận dụng trong cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng tận tình giải đáp các thắc mắc từ phía người xem về cách phát hiện bệnh ở người không triệu chứng – phụ nữ mang thai, các biến chứng và cách điều trị bệnh…Tại hội thảo, những người tham gia còn được xét nghiệm máu – nước tiểu miễn phí và tư vấn sức khỏe cũng như cách phòng ngừa bệnh.

Bệnh đái tháo đường là một trong ba căn bệnh có số lượng người mắc dẫn đến tử vong cao nhất thế giới chỉ đứng sau bệnh HIV và bệnh Ung Thư. Theo thống kê của Bệnh Viện Nội Tiết Trung Ương, từ năm 2003 đến năm 2007 số lượng người mắc bệnh tăng từ 53.000 người lên đến 220.000 người. Trong số đó có 65% bệnh nhân không biết mình mắc bệnh và 85% người bệnh được chẩn đoán bệnh tiểu đường đang có chiều hướng biến chứng. Thông thường bệnh nhân phát hiện ra bệnh khi đã có triệu chứng rõ ràng hoặc phát hiện tình cờ khi được xét nghiệm sức khỏe. Đây thật sự là con số đáng lo ngại, báo động tình trạng sức khỏe người dân Việt Nam dần kém đi. Họ đang lơ là với sức khỏe của chính bản thân cũng như bỏ quên thói quen thăm khám định kỳ sáu tháng một lần giúp phát hiện sớm bệnh để có cách điều trị hợp lý.

Hội thảo không những giúp mang đến những kiến thức đúng về bệnh đến với cộng đồng mà còn hướng dẫn mọi người thay đổi nhằm tạo được một lối sống lành mạnh nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Sau buổi hội thảo vào tháng chín, Trung Tâm Y Khoa Kỳ Hòa đã tiếp tục tổ chức hội thảo bệnh đái tháo đường tại địa điểm quận 3 và quận 11 vào tháng 10 và tháng 11 rồi chính thức kết thúc.

Quý khách nào hiện đang quan tâm hay lo lắng về tình trạng đường huyết của mình như thế nào? Xin mời đến khám tại Khoa Nội Tiết thuộc Trung Tâm Y Khoa Kỳ Hòa hoặc liên hệ theo số điện thoại (08) 38681097 để được tư vấn.

Trung tâm Y khoa Kỳ Hòa

Read More

Chương trình từ thiện “Trái Tim Yêu Thương” – Trao tặng cho trẻ em mồ côi

Sáng ngày 25/9 ,Trung Tâm Y Khoa Kỳ Hòa đã thực hiện chương trình từ thiện “ Trái Tim Yêu Thương” tại trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân thuộc quận Thủ Đức.Đây là một trong những hoạt động mang ý nghĩa thiết thực nhằm hướng đến cộng đồng và chung tay góp sức với xã hội của Trung Tâm Y Khoa Kỳ Hòa. Chúng tôi hy vọng chương trình từ thiện sẽ xoa dịu phần nào những tâm hồn non nớt của các em vốn sinh ra đã kém may mắn.

Ngay từ sớm, các bác sĩ, y tá của Trung Tâm Y Khoa Kỳ Hòa cùng sự hiện diện của Bác sĩ – Tổng Giám Đốc Võ Thanh Đạm đã có mặt tại trung tâm Linh Xuân. Tại chương trình, hàng trăm phần quà gồm dụng cụ học tập, sách vở và quần áo được trao tận tay các em nhỏ mồ côi và khuyết tật tại trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân. Bên cạnh hoạt động tặng quà, các em còn được tiếp nhận chương trình thăm khám sức khỏe từ bác sĩ và nhận thuốc miễn phí từ Trung Tâm Y Khoa Kỳ Hòa.

Từ khi Bác sĩ – Tổng Giám Đốc Võ Thanh Đạm thành lập Trung Tâm Y Khoa Kỳ Hòa vào năm 2007 cho đến nay, với nhiều năm gắn bó với nghề y, Bác sĩ -Tổng Giám Đốc Võ Thanh Đạm luôn đau đáu một tâm niệm làm cách nào để chung tay với cộng đồng giúp xây dựng xã hội phát triển. Cùng với chuỗi các hoạt động “ Vì cộng đồng” do Trung Tâm Y Khoa Kỳ Hòa tổ chức, chương trình từ thiện “ Trái Tim Yêu Thương” mang nhiều ý nghĩa vô cùng đặc biệt vì đây là chương trình từ thiện đầu tiên Trung Tâm Y Khoa Kỳ Hòa hướng đến đối tượng trẻ em. Trong tương lai, Trung Tâm Y Khoa Kỳ Hòa sẽ nhân rộng chương trình ra các tỉnh thành khác trong cả nước và mong đợi sự đóng góp tham gia ngày càng nhiều của các nhà hảo tâm.

Trung tâm Y khoa Kỳ Hòa

Read More