Chào mừng bạn đến với Y Khoa Kỳ Hòa

Mở cửa : Thứ hai - Chủ nhật: Buổi sáng: 06:30 - 11:30, Buổi chiều: 13:00 - 19:00

All Posts in Category: Thông tin y khoa

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi

Bé ho có đờm lâu ngày có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nếu không có những biện pháp chữa trị kịp thời có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về sau của bé.

Cần làm gì khi bé ho có đờm lâu ngày không khỏi

  • Giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ

Nhiều bậc phụ huynh khi con bị ho, bị ốm thường phụ thuộc quá nhiều vào thuốc mà quên rằng việc vệ sinh đường mũi họng cũng là một cách giúp bé nhanh khỏi bệnh mà lại an toàn và cũng khá hiệu quả.

Trẻ ho có đờm nguyên nhân do đâu

Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong những trường hợp trẻ chỉ bị ho hoặc sổ mũi nhẹ thì cách này có thể giúp trẻ hết rất nhanh mà không cần dùng đến thuốc.

  • Đưa trẻ đến khám ở bác sĩ/bệnh viện

Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu kỹ nguồn cơn ho của bé để tìm ra cách điều trị hiệu quả. Cũng không nên tự ý đến tiệm thuốc tây để nhờ dược sĩ kê đơn thuốc vì có thể cũng chưa tìm ra được bệnh dẫn đến sử dụng không đúng loại thuốc.

Trong trường hợp trẻ bị ho đến khó thở, tím tái thì đây là dấu hiệu báo động, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay. Ngoài ra, về nguyên tắc, trẻ càng nhỏ thì bệnh càng dễ chuyển nặng. Không những thế, biểu hiện bệnh ở các bé thường không rầm rộ. Vì thế, nếu thấy bé bị ho đi kèm với ăn uống kém, bỏ bữa, sốt không rõ ràng, hay nôn trớ, ngủ không ngon thì cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay, tránh để tình trạng này kéo dài.

  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Trẻ ho nhiều nên đi bác sĩ sớm

Khi bị ho có đờm, trẻ thường khó chịu, lười ăn và rất dễ bị ói, các mẹ nên cho bé ăn những thức ăn dễ tiêu, không nên cho bé ăn quá no vào 1 bữa, chia nhỏ bữa ăn.

Nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ vì chất dinh dưỡng từ những loại thực phẩm này có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể, giúp bé không bị mất sức, suy dinh dưỡng.

  • Áp dụng một số bài thuốc dân gian dễ thực hiện tại nhà
Dinh dưỡng cho trẻ bị viêm phổi
  1. Nấu cháo gừng hành: gạo 50 gam, gừng 5 lát, hành 5 cây và một thìa dấm, nấu đến khi cháo sắp nhừ cho hành, gừng, dấm vào quấy đều, rồi ăn nóng
  2. Canh trứng nấu với mật ong: Chủ yếu chữa ho lâu, ít đờm. 300 ml nước đun sôi, sau đó đánh một quả trứng đổ vào nước sôi, rồi cho một thìa mật ong vào là được.
  3. Bách hợp nấu chè đỗ xanh: Thích hợp cho những người phổi yếu, ho lâu không khỏi. Bách hợp 50 gam, đỗ xanh 30 gam. Đỗ xanh ninh sắp nhừ cho bách hợp vào, nấu cho đến khi đỗ nhừ, cho một ít mật ong vào là được.

nguồn: tổng hợp

Read More

Hen suyễn ho có đờm ở người lớn

Hen suyễn là căn bệnh tác động không nhỏ đến cuộc sống con người. Triệu chứng của bệnh hen suyễn rất phong phú, trong đó ho có đờm là triệu chứng khiến người bệnh cảm thấy vô cùng phiền toái, mệt mỏi. Vậy hen suyễn ho có đờm ở người lớn có chữa được không? Hãy cùng tham khảo những phương pháp sau.

Hen hay còn gọi là suyễn là một bệnh mạn tính thuộc về đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp các tác nhân gây kích thích (dị nguyên-chất gây ra tình trạng dị ứng) làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, thở khò khè và khó thở.

Bệnh hen phế quản

Vì là một loại bệnh mạn tính nên việc điều trị cũng cần nhiều thời gian. Cho đến nay, chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm hen suyễn mà chỉ có những cách thức giúp kiểm soát tình trạng bệnh mà thôi.

Những nguyên nhân gây nên hen suyễn ho có đờm

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh hen suyễn, nhưng có thể do sự kết hợp của cả yếu tố môi trường và yếu tố cơ địa. Những yếu tố gây khởi phát cơn hen bao gồm:

● Các hạt nhỏ như phấn hoa, bụi xi măng, lông động vật…

● Các nhân tố gây nhiễm khuẩn đường hô hấp như vi khuẩn, virus

● Một số hoạt động thể chất cũng có thể làm tăng mức độ nặng của bệnh nếu tập không đúng cách

● Không khí lạnh

● Khói thuốc

● Một số thuốc như chẹn Beta, aspirin, ibuprofen

● Stress

● Nắp môn vị dạ dày đóng mở bất thường.

Những phương pháp phòng ngừa ho có đàm do hen suyễn

  • Tránh xa các nguyên nhân gây bệnh như khói bụi, lông động vật, khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm,…

  • Giảm căng thẳng mệt mỏi, tránh những cảm xúc tiêu cực có thể là xúc tác dẫn đến bệnh

  • Kiên trì tập luyện hít thở đều đặn

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe

  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ

Các loại thực phẩm bổ phổi cho người lớn

Read More

Điều trị ho kéo dài ở người lớn bằng phương pháp dân gian

Với những cách điều trị ho kéo dài ở người lớn bằng các phương pháp dân gian dưới đây, hy vọng có thể phần nào giúp bạn giảm bớt đi sự khó chịu do cơn ho gây ra. Tuy nhiên, nếu cơn ho kéo quá dài trên 3 tuần đến 8 tuần, tốt nhất nên đi khám bác sĩ để có hướng điều trị cụ thể nhé!

mẹo trị ho ở người lớn

Nguyên nhân khiến tình trạng ho kéo dài, dai dẳng

Ho là cơ chế tự vệ quan trọng để tống khứ ra ngoài các dị vật, vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp. Nhưng ho dai dẳng có thể báo hiệu cơ thể bạn đang gặp vấn đề gì đó? Có thể kể đến như:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, cúm…
  • Viêm phế quản, giãn phế quản
  • Hen suyễn
  • Các bệnh lý của phổi như viêm phổi, lao phổi, dị vật đường hô hấp, áp xe phổi
  • Ho do trào ngược dạ dày thực quản
  • Ho do ô nhiễm môi trường, khói bụi

Mặc dù, ho là cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp, nhưng ho kéo dài lại khiến người bị ho cảm thấy khó chịu, đau rát và mất ngủ. Vậy nên, bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những các điều trị ho kéo dài ở người lớn bằng phương pháp dân gian, biết đâu có thể giúp bạn giảm được cơn ho thì sao?

  • Cách 1: Ngâm chanh đào ngâm mật ong

Đây được xem là giải pháp hỗ trợ làm giảm các cơn ho hiệu quả, được truyền tai nhau qua nhiều thế hệ. Cách làm khá đơn giản, bạn lấy chanh đào ngâm với mật ong, bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.

Điều trị ho như thế nào

Khi dùng, bạn lấy khoảng 5 thìa nước cốt mật ong chanh đào đem hấp cách thủy. Trước khi ăn khoảng 1 tiếng, bạn uống hết nước chanh, có thể ngậm kèm 1 miếng chanh đào. Cách này có thể giúp làm dịu cơn ho, giam sưng, đồng thời tăng cường sức đề kháng cơ thể.

  • Cách 2: Dùng Thiên môn bổ phổi thảo dược được nhiều người ưa dùng

Với sự kết hợp của 11 loại thảo dược đã được chứng minh trong việc trị ho như Thiên Môn Đông (chủ vị của bài thuốc, chiếm khoảng 15% trong bài thuốc), Tỳ bà diệp, Cát cánh, Sa sâm, Sài hồ, Bối mẫu, Phục linh, Trần bì, Dâu, Bạc hà và Ngũ vị tử, giúp trị hỗ trợ điều trị các cơn ho như ho khan, ho đờm, ho gió, đau rát họng rất hiệu quả.

Cách dùng: Mỗi ngày, bạn dùng 4 lần/ngày, mỗi lần 30ml là được. Uống trước bữa an hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút.

  • Cách 3: Trị ho với gừng tươi

Đây được xem là 1 trong những cách điều trị ho kéo dài ở người lớn được nhiều người áp dụng. Mỗi ngày, trước khi ăn, bạn chỉ cần thái từng lát gừng cho vào chén, thêm chút mật ong vào rồi đem hấp cách thủy rồi ăn hết.Vì gừng có tính ấm, dễ chịu vừa giúp giảm ho hiệu quả, vừa giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi thất thường.

  • Cách 4: Trị ho với củ cải trắng

Cách này khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy củ cải trắng đem rửa sạch, gọt vỏ và ăn sống. Bên cạnh đó, bạn thái từng lát mỏng củ cải và đun lấy nước uống. Hàng ngày dùng khoảng 2 củ cải, dùng trong 1 tuần có thể giúp giảm ho.

Lưu ý: Với những cách điều trị ho kéo dài ở người lớn này, bạn nên áp dụng sớm để mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, người bị ho cũng nên:

  • Tập thể dục thường xuyên, ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa
  • Người bị ho nên uống nhiều nước mỗi ngày
  • Tránh môi trường khô và lạnh
  • Tránh các yếu tố kích thích ho như khói thuốc, bụi, phấn hoa…
  • Không ăn đồ uống quá nóng, vì nó có thể gây kích thích vòm họng, khiến cơn ho trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nếu chưa biết nguyên nhân ho là gì, thì tốt nhất không tự ý mua thuốc ngoài tiệm nhé!

Trên đây chỉ là những phương pháp dân gian, có thể giúp bạn giảm ho chứ không phải thuốc chữa bệnh. Vậy nên, nếu cảm thấy tình trạng ho quá nghiêm trọng, ho trên 8 tuần thì tốt nhất nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Read More

Mẹo trị ho cho trẻ không phải ai cũng biết

Ho là một phản xạ tốt của cơ thể nhằm tống dị vật ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu những cơn ho xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của trẻ và những người xung quanh. Ngoài ra, ho về đêm còn có thể là báo hiệu cho những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ mà bạn cần đề phòng. 

Những nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều vào ban đêm

Trẻ bị ho vào ban đêm

Trẻ bị ho vào ban đêm có rất nhiều nguyên nhân

  • Do bệnh lý hen suyễn khiến trẻ dễ bị ho vào ban đêm.
  • Do đường hô hấp có dị vật hay chất nhầy: Ở một số trẻ, khi ngủ chất nhầy ở cổ họng sẽ tiết ra nhiều, kích thích làm trẻ bị ho, nghẹt thở và quấy khóc cả đêm. Nếu trẻ bị ho sặc sụa, khó thở, kèm theo đó là mặt tái mét thì có thể là do trong cổ họng có dị vật.
  • Viêm xoang, viêm mũi: Khi bị viêm xoang mũi, đờm nhầy trên mũi có thể chảy xuống cổ họng và làm bé bị ho. Viêm xoang hoặc viêm mũi còn khiến mũi bị nghẹt khiến bệnh nhân khi ngủ phải thở miệng, dẫn đến khô rát họng và gây ho nhiều hơn.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản: Khi trẻ bị ho về đêm khi ngủ, kèm theo sặc từng cơn hoặc nôn trớ thì có thể đó là do bệnh trào ngược dạ dày. Điều này thường xảy ra đối với những bé có thói quen ăn tối gần giờ đi ngủ. Lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa nên cùng với dịch vị gây đầy hơi. Đồng thời khiến dịch vị trào ngược lên thực quản và cổ họng, kích thích gây ho sặc.

Những cách trị ho về đêm cho trẻ

Khi trẻ bị ho, đặc biệt là vào ban đêm, phụ huynh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ho và đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín. Đừng nên chủ quan tự mua thuốc điều trị có thể dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe non nớt của trẻ.

  • Cho bé dùng đúng loại thuốc trị ho

Bạn có thể dùng các loại thuốc, siro ho được bác sĩ chỉ định. Nếu muốn dùng phương pháp tự nhiên để trị ho thì các nguyên liệu tự nhiên như quất, lá húng chanh, lá hẹ, mật ong,… có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng khuẩn, kháng viêm, kháng dị ứng an toàn với trẻ nhỏ.

Tắc ngâm với mật ong

Lưu ý: Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi

  • Vệ sinh mũi học cho trẻ bằng nước muối

Các loại dung dịch nước muối sinh lý được bày bán rất nhiều ở các hiệu thuốc. Bạn có thể dự trữ một ít ở nhà và vệ sinh đường thở cho trẻ từ 3-4 lần/ngày để hệ thống hô hấp của bé được thông thoáng.

  • Cho trẻ ăn cách xa giờ ngủ

Thời điểm ăn nên cách lúc đi ngủ ít nhất một giờ để thức ăn có thời gian tiêu hóa, ngăn không cho lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong khi ngủ.

  • Giữ ấm cho trẻ

Thân nhiệt hạ xuống thấp cũng là một trong những lý do gây ho. Hãy mặc áo ấm cho trẻ trước khi ngủ, điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, có thể bôi chút dầu xanh để trẻ dễ chịu hơn.

  • Lưu ý đến cách chăm sóc
  1. Nếu trẻ bị ho nhiều, mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn thức ăn loãng, dễ tiêu, hạn chế ăn các loại thức ăn kích thích ho nhiều hơn như hải sản, các loại bánh ngọt, bánh mì…
  2. Hạn chế đưa trẻ đến những môi trường ô nhiễm nhiều khói thuốc, bụi, lông thú vật, phấn hoa…
  3. Sử dụng các loại thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược tự nhiên để bảo vệ phổi của trẻ, giúp hệ hô hấp của trẻ khỏe mạnh hơn.
Read More

Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân hình thành u bã đậu

U bã đậu là gì?

U bã đậu là một dạng u lành tính, có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục…. U thường xuất hiện ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi, nhiều dầu, chất bã như vùng mặt, vai, lưng, ngực,… U thường không đau, không gây ác tính, to dần gây khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm.

Hình ảnh cấu tạo khối u bã đậu

Hình ảnh cấu tạo khối u bã đậu

Dấu hiệu nhận biết u bã đậu

  • Bệnh có những biểu hiện thông thường giống như nổi mụn bọc nên nhiều người hay nhầm tưởng với mụn, nhọt nên tự ý rạch, nặn lấy tổ chức bên trong ra, nhưng bị tái đi tái lại rất nhiều lần không hết.
  • U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ vào thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra là tổ chức bã trắng như đậu.
  • U bã đậu không làm khó chịu hay ảnh hưởng nhiều nhưng khi bị viêm nhiễm do để lâu ngày có thể bị hoại tử, hình thành nên các vết viêm loét, khiến người bệnh có cảm giác đau đớn.
  • U thường xuất hiện ở những vùng da tiết ra nhiều mồ hôi, nhiều dầu, chất bã như ở vùng mặt, vai, lưng, mông,dưới cánh tay,….
U bã đậu thường xuất hiện ở các vùng tiết nhiều mồ hôi, tuyến nhờn

U bã đậu thường xuất hiện ở các vùng tiết nhiều mồ hôi, tuyến nhờn

  • U thường không đau, không gây ác tính to dần gây khó chịu, đau nhức khi có viêm.

Nguyên nhân gây u bã đậu

Bệnh u bã đậu bản chất là do tuyến bã ở lỗ chân lông không thoát được, dần dần tích tụ mà thành. Không có cách nào thực sự để ngăn chặn u hình thành.

Tuyến bã không thoát được dần tích tụ thành u bã đậu

Tuyến bã không thoát được dần tích tụ thành u bã đậu

Muốn hạn chế u phải làm cho da sạch, khô thoáng; nếu trường hợp da bạn nhờn phải lau rửa da, tắm hàng ngày giúp chân lông thông thoáng để chất bã tiết ra hết; nên dùng các xà phòng hoặc sữa tắm có tác dụng làm da khô, thoáng da.

U bã đậu thường gặp ở những độ tuổi nào?

Bệnh u bã đậu có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Gần như bất cứ ai cũng có thể phát triển một hoặc nhiều u bã đậu trên cơ thể; Tỷ lệ này cao hơn ở lứa tuổi dậy thì, bệnh nhân có lịch sử của mụn hoặc ở người đã từng trải qua chấn thương da.

U thường có hình dạng tròn dễ dàng di chuyển với ngón tay; màu sắc da trên u bình thường, đôi khi có thể sẫm màu hơn. U có thể bị nhiễm trùng một cách tự nhiên hoặc sau khi vỡ.

Tác hại của u bã đậu

  • U bã đậu đa phần không gây đau hay khó chịu khi kích thước còn nhỏ, nhưng lâu dần kích thước khối u sẽ lớn dần, tổ chức bên trong hoại tử, tạo viêm loét, mưng mủ. Giai đoạn này thường điều trị rất khó khăn và tốn kém.
  • Khi bị bội nhiễm, hoại tử sẽ gây sưng tấy đau đớn cho bệnh nhân
  • Nhiều trường hợp u mọc ở mặt, cằm, sau tai gây mất thẩm mỹ cho cơ thể
U bã đậu gây mất thẩm mĩ cho cơ thể

U bã đậu gây mất thẩm mĩ cho cơ thể

U bã đậu là một bệnh lí không đáng lo ngại nếu như phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Tuy nhiên nhiều trường hợp u gây mất thẩm mỹ, thậm chí gây đau đớn khó chịu cho bệnh nhân khi bị tấy đỏ viêm nhiễm. Chính vì vậy, Khi có dấu hiệu của bệnh bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác nhất, từ đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất cho bạn trong việc điều trị.

Theo: ancan

Read More
7 đột phá về y học

7 đột phá về y học năm 2017 đảm bảo khiến bạn phải trầm trồ

Đây đều là những phát kiến có tầm ảnh hưởng lớn đến y học của thế giới trong suốt năm qua.

Năm 2017 đánh dấu nhiều đột phá về y học trên thế giới. Chúng ta hãy cũng tìm hiểu những đột phá này là gì và đóng góp của chúng vào nền y khoa nhân loại.

1. Tricorder: thiết bị khám sức khỏe trong Star Trek

Nếu là fan của bộ phim Star Trek thì bạn không thể nào quên được cảnh Tiến sĩ McCoy sử dụng thiết bị cảm biến với tên gọi Tricorder để thu thập và theo dõi thông tin sức khỏe của con người.

Mới đây trong một cuộc thi XPrize do Qualcomm tổ chức với giải thưởng lên tới 10 triệu USD, một sản phẩm tương tự như Tricorder có thể trở thành thiết bị chăm sóc sức khỏe tiềm năng trong tương lai.

Trong suốt hơn 5 năm qua, nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Mỹ, Anh, Canada, Ấn Độ và Đài Loan cạnh tranh nhằm phát triển Tricorder của riêng họ. Những Tricorder di động này có thể chẩn đoán các vấn đề về sức khỏe và theo dõi chỉ số thực trong cơ thể như huyết áp. Các nhà khoa học hy vọng rằng, các thiết bị này có thể được sử dụng tại nhà để bệnh nhân có thể đánh giá và chăm sóc sức khỏe bản thân thay vì phải tìm đến các trung tâm y tế.

2. Liệu pháp miễn dịch tế bào T

Hiện nay có nhiều tiến bộ to lớn trong y học, đặc biệt là các phương pháp điều trị ung thư máu như ung thư bạch cầu, giúp tỷ lệ sống sót của trẻ em mắc bệnh lên đến hơn 85%. Các nhà khoa học dự đoán trong tương lai các tiến bộ này có thể cứu sống và tăng tỷ lệ sống sót cao hơn nữa.

Đây là lần đầu tiên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê chuẩn liệu pháp miễn dịch tế bào T (CAR) nhằm điều trị bệnh ung thư trong các trung tâm y tế ở Mỹ. Với liệu pháp miễn dịch tế bào này, tế bào bạch huyết T được phân tách từ cơ thể bệnh nhân và xử lý trong phòng thí nghiệm. Sau đấy, những tế bào này được truyền lại vào cơ thể bệnh nhân nhằm tấn công các tế bào ung thư.

Các thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em đều cho kết quả rất thành công, với tỷ lệ sống sót cao. Do đó, liệu pháp miễn dịch tế bào T là phương pháp hứa hẹn mang lại nhiều hy vọng cho các bệnh nhân ung thư trên thế giới.

3. Ứng dụng tương tác thực tế

Khi trò chơi Pokémon Go bùng nổ, hàng triệu người trên thế giới có cơ hội thưởng thức thực tế gia tăng (AR) mỗi ngày, trong đó một máy tính giúp tăng cường các vị trí và âm thanh trong môi trường thực tế.

Trong y học, một số công cụ AR tiêu biểu như AccuVein có thể mô tả các tĩnh mạch trong cơ thể bệnh nhân. Công nghệ đột phá này sẽ trở nên phổ biến hơn trong tương lai vì nó có thể:

– hỗ trợ các bác sĩ và sinh viên y khoa thực hiện một số cuộc giải phẫu, thủ thuật và cắt bỏ nhất định

– giúp bệnh nhân hình dung điều kiện điều trị, phẫu thuật và hồi phục sức khỏe của bản thân

– thiết lập bản đồ vị trí của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và thiết bị cứu sinh (như máy khử rung) cho người dân trong trường hợp khẩn cấp

Trong tương lai, những AR cấy mắt và tai cũng sẽ được ứng dụng rộng rãi. Các công ty như Google và Samsung đã đệ trình các bằng sáng chế cho phép cấy ghép ống kính để theo dõi bệnh tăng nhãn áp và truyền thuốc.

4. Máu nhân tạo

Từ chân tay giả đến trái tim nhân tạo, máy điều hòa nhịp tim đến việc cấy ghép tai, các nhà khoa học đang tìm ra cách để thay thế gần như mọi bộ phận cơ thể người. Mới đây, các nhà khoa học cho biết họ có thể tạo ra cả máu nhân tạo.

Trong năm 2017, Cơ quan Y tế Quốc gia của Anh (NHS) đã tiến hành thử nghiệm đánh giá độ an toàn trên 20 người được truyền một lượng nhỏ máu nhân tạo từ tế bào gốc. Mục tiêu ban đầu của nghiên cứu này là tạo ra các tế bào hồng cầu để điều trị tình trạng bệnh cụ thể, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.

Về lâu dài, các nhà khoa học tại NHS hy vọng sẽ cung cấp đủ lượng máu cho những bệnh nhân có các loại máu hiếm.

5. Các đơn vị điều trị đột quỵ di động

Khi các cơn đột quỵ xảy ra, bệnh nhân có thể mất khoảng hai triệu nơ-ron mỗi phút. Và nếu để trong thời gian dài, các tổn thương trong não càng tồi tệ hơn nữa.

Do đó, các nhà nghiên cứu đã phát triển ra các đơn vị điều trị đột quỵ di động (MSTU hoặc MSU) để có thể cứu sống bệnh nhân kịp thời.

Các đơn vị MSTU có thể giúp chẩn đoán nhanh, điều trị đột quỵ và cứu sống bệnh nhân kịp thời. MSTU có thể nhanh chóng đến nhà bệnh nhân kịp thời, xác định nguyên nhân đột quỵ xảy ra do máu đông, sử dụng thuốc để phân giải máu đông và sau đó đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Ở giai đoạn đầu, những đơn vị như thế này đã được thành lập ở Cleveland, New York, Houston, và Denver, giúp cứu sống nhiều bệnh nhân mỗi ngày. Chính quyền Mỹ dự tính sẽ cung cấp các đơn vị MSTU trong khoảng 40% phòng cấp cứu ở các thành phố lớn tại Mỹ.

6. Tương tác công nghệ về y tế

Một trong những tiến bộ của y khoa gần đây chính là khả năng tương tác hoặc ứng dụng của các công nghệ thông tin về chăm sóc sức khoẻ, ví dụ như các hệ thống kỹ thuật số của bệnh viện nhằm thuận tiện giao tiếp với nhau.

Được giới thiệu vào đầu năm 2017, Công cụ Tài nguyên Tương tác Y tế Liên kết Nhanh (FHIR) là một công cụ giúp tiết kiệm tiền và cân bằng cuộc sống bằng cách cải thiện tốc độ và hiệu quả của việc chuyển dữ liệu sức khoẻ.

Về cơ bản, thay vì chuyển toàn bộ dữ liệu, tạo ra một bản sao lưu, FHIR chuyển các thông tin cụ thể về chăm sóc sức khoẻ – một từ, một mã – từ một nơi (ví dụ: bác sĩ của bạn) sang một tài khoản khác (ví dụ: thanh toán). Điều này có nghĩa là nhân viên chăm sóc sức khoẻ không phải trải qua hàng tấn thông tin không liên quan để tìm kiếm dữ liệu mà họ mong muốn.

7. Liệu pháp siêu âm cho bệnh Alzheimer

Theo Hiệp hội Bệnh Alzheimer tại Mỹ thì hiện nay cứ 1 trong 3 người cao tuổi có thể tử vong do bệnh Alzheimer hoặc các chứng mất trí nhớ khác.

Trong khi con người vẫn đang loay hoay tìm kiếm phương pháp chữa trị toàn diện thì có một đột phá hứa hẹn cho những bệnh nhân Alzheimer. Đó chính là liệu pháp siêu âm trên các mảng amyloid, bao quanh các nơ-ron và được cho là có thể điều trị bệnh Alzheimer.

Vào năm 2015, các nhà nghiên cứu Úc đã phát hiện ra sóng siêu âm có thể loại bỏ các mảng amyloid ở chuột, và 75% trong số chúng có thể hoàn thành tốt các bài kiểm tra trí nhớ.

Các nhà khoa học cũng cho biết rằng không có bất kỳ tổn thương nào đối với các mô xung quanh, và việc điều trị có thể rẻ hơn nhiều so với các loại thuốc có chức năng tương tự, theo báo cáo The Wall Street Journal.

Tuy nhiên, việc áp dụng đột phá này lên trên con người vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nhiều nữa vì cấu trúc sinh học não bộ người phức tạp hơn. Nhưng đây là một đột phá mang lại nhiều hứa hẹn cho các bệnh nhân Alzheimer.

Nguồn: Huffington Post

Read More

Bí quyết bảo vệ sức khỏe người cao tuổi

Với người cao tuổi, sức khỏe luôn là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Hãy cùng xem những “bí quyết” chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tốt nhất dưới đây.

Phát hiện sớm các bệnh mạn tính

Xây dựng thói quen khám sức khỏe cho người cao tuổi sẽ giúp phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm, phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn mầm mống.

Đo chiều cao, cân nặng: Thực hiện mỗi năm một lần, có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe chung toàn cơ thể, phát hiện bệnh béo phì hoặc suy dinh dưỡng, loãng xương. Hàng năm, chiều cao của người cao tuổi giảm dần, lưng còng thêm thì điều đầu tiên phải nghĩ tới là bệnh loãng xương.

Đo huyết áp: Là cách đơn giản nhưng hữu ích cho việc chẩn đoán bệnh tăng huyết áp. Người có số đo huyết áp >140/90 mmHg là bị bệnh tăng huyết áp. Bạn nên ghi lại số đo huyết áp mỗi lần đo để theo dõi.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên giúp phát hiện bệnh khi còn ở giai đoạn nhẹ

Chụp X-quang phổi: Bệnh lý mạn tính của phổi chiếm từ 50% đến hơn 70% ở người cao tuổi. Người bệnh nên làm xét nghiệm thông thường này để có thể phát hiện, phòng ngừa, điều trị sớm bệnh viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi…

Đo điện tim: Đo điện tim hằng năm là rất cần thiết. Nếu bệnh được phát hiện sớm để theo dõi, điều trị thì người cao tuổi vẫn có thể có cuộc sống khỏe mạnh.

Đo mật độ xương: Nên làm ở người trên 60 tuổi, người thấp nhỏ, phụ nữ sau mãn kinh, người hay phải dùng thuốc corticoid. Uống viên canxi, tăng cường vận động cơ thể, ngưng hút thuốc lá có thể phòng tránh được bệnh loãng xương…

Thăm trực tràng: Ung thư đại trực tràng hầu hết xảy ra ở những người tuổi 50 trở lên. Đó là lý do vì sao người lớn tuổi nhất thiết phải đi nội soi đại tràng để có những phát hiện kịp thời.

Dinh dưỡng tốt giúp chế ngự bệnh tật

Người có tuổi như “đèn treo trước gió”, cơ thể ngày một yếu dần. Tính tình, khẩu vị cũng bỗng nhiên thay đổi. Vì thế, họ cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để có sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh cơ hội dễ xâm nhập.

Người cao tuổi nên ăn thức ăn dễ nuốt, dễ tiêu

Theo ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân, thức ăn cho người cao tuổi cần đa dạng, giàu dưỡng chất, chế biến dưới dạng mềm, dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.

  • Nếu ăn cháo tốt nhất nên ăn cháo đậu xanh, đậu đỏ, đậu ván…
  • Người cao tuổi nên ăn món súp, món hầm, tốt nhất dùng cà rốt, khoai tây, đậu, nấm các loại.
  • Nếu ăn canh, nên ăn rau ngót, rau dền, hoa thiên lý, đu đủ, cải xoong, bí đao.
  • Nếu ăn cá nên ăn cá lóc, cá bống và các loại cá nạc ít mỡ dưới dạng nấu canh chua…

Người cao tuổi nên dùng cá thay thịt; khuyến khích dùng sữa tươi, sữa chua (yaourt): 250ml sữa tươi (hoặc 2 hũ yaourt) cung cấp 300mg canxi mỗi ngày. Khẩu phần ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no một lần. Bữa tối không nên ăn quá muộn, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, có thể tạo tiền đề cho tai biến mạch não, mạch vành. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo các loại thuốc đông y vì nó có cũng có rất nhiều công dụng như công dụng của thiên môn bổ phổi vị thông tán.

Giấc ngủ ngon là “thuốc tiên”

Người cao tuổi thường bị khó ngủ, tiểu đêm nhiều lần, dễ tỉnh giấc. Rối loạn giấc ngủ khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của họ suy giảm đáng kể, dẫn đến suy nhược cơ thể và tinh thần. Vì vậy, nên tập cho người cao tuổi thói quen ngủ và dậy vào khung giờ nhất định, giữ không gian ngủ yên tĩnh, thoáng đãng, ít ánh sáng.

Đối với những người mắc chứng tiểu đêm nhiều lần, con cháu có thể cho dùng bỉm hoặc tấm lót dưới để bảo đảm vệ sinh và giúp họ không bị thức giấc nhiều lần.

Nguồn: MEDIHUD

Read More

Chăm sóc trước và sau nội soi dạ dày tá tràng

Trước khi thực hiện nội soi, người bệnh cần nhịn ăn. Sau khi nội soi, để bảo vệ dạ dày, người bệnh nên kiêng một số thực phẩm nhất định.

Dạ dày – Tá tràng là gì?

Dạ dày là đoạn phình ra của ống tiêu hóa, có nhiệm vụ dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Dạ dày nằm ở vùng thượng vị, dưới hoành trái.

Tá tràng là phần đầu của ruột non, kéo dài từ môn vị của dạ dày đến góc tá tràng – hỗng tràng. Tá tràng là một thành phần quan trọng trong hệ tiêu hóa vì là nơi dịch tụy và dịch mật đổ vào để tiêu hóa thức ăn.

Nội soi dạ dày tá tràng là gì?

Hình minh họa nội soi dạ dày, tá tràng.

Đây là phương pháp thăm khám trực tiếp hệ tiêu hóa gồm thực quản, dạ dày, tá tràng. Trong quá trình nội soi bác sỹ sẽ luồn một ống soi mềm nhỏ qua đường miệng để khảo sát trong lòng thực quản, dạ dày, tá tràng, từ đó có những chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp.

Khi nào cần nội soi dạ dày?

  • Soi dạ dày tá tràng được chỉ định khi có một trong các bất thường sau:
  • Đau thượng vị, buồn nôn, nôn sau khi ăn, gọi chung là hội chứng dạ dày tá tràng
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Nôn ra máu, đi tiêu phân đen, hoặc thiếu máu không rõ nguyên nhân
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Tầm soát ung thư
  • Nội soi kiểm tra sau đợt điều trị

Chuẩn bị trước khi nội soi dạ dày?

  • Bệnh nhân được giải thích kỹ về những lợi ích và tai biến của thủ thuật
  • Chiều hôm trước làm nội soi, bệnh nhân ăn nhẹ; sáng hôm làm nội soi nhịn ăn, nhịn uống.
  • Cố gắng hợp tác làm theo hướng dẫn khi bác sĩ thực hiện nội soi.

Chăm sóc người bệnh sau khi nội soi dạ dày

Sữa nguội, tuyệt đối không uống sữa nóng trong vòng 1 giờ sau khi nội soi

  • 1 giờ sau khi nội soi dạ dày: người bệnh được cho uống sữa nguội (tuyệt đối không uống nóng)
  • 30 phút tiếp theo: nếu người bệnh không nôn thì cho ăn cháo thịt xay nguội.
  • Một vài ngày sau nên ăn:

– Ăn thức ăn giảm tiết dịch vị, giảm tác dụng của axít tiết lên niêm mạc dạ dày như thức ăn ngọt, béo.

– Nên ăn những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bánh mì, sữa, lòng trắng trứng…

– Thức ăn mềm như: cháo, súp, các món hầm nhừ…

– Không để bụng đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ.

Một số loại thực phẩm nên KIÊNG:

  • Đồ ăn có tính axít cao như các loại trái cây chua như cam, bưởi, chanh, xoài xanh, giấm…
  • Các loại hoa quả chuối tiêu, đu đủ, táo…
  • Các loại thực phẩm có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày như rượu, bia, ớt, tỏi, cafe, trà, nước ngọ có gas…
  • Thức ăn chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích, sữa chua…

Nguồn Medihub BS Lê Thị Huệ

Read More

Nuôi thú cưng có dễ mắc bệnh truyền nhiễm không?

Các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim và các loại bò sát đều có thể gây bệnh hoặc truyền các loại ký sinh qua người.

Làm sao để tránh các bệnh lây từ thú nuôi?

Việc quan trọng nhất là không chạm vào chất thải của chúng (phân, nước tiểu). Sau khi rửa dọn chuồng phải rửa tay cẩn thận và không để trẻ em chơi ở những vùng gần nơi tiểu tiện của chó hoặc mèo.

Không nên dùng miệng để hôn hoặc truyền thức ăn thú cưng.

Rất nhiều người yêu thú vật dùng miệng để hôn hoặc truyền thức ăn cho chúng, đó là điều không nên.

Nếu bạn đang có thai hoặc hệ miễn dịch đang suy yếu, thì tuyệt đối không rửa dọn chuồng/nơi tiểu tiện của mèo bởi vì như vậy, bạn rất dễ bị nhiễm Toxoplasma gondii, một loại đơn bào sống ký sinh trên mèo. Nhiễm Toxoplasma (toxoplamosis) trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến thai nhi.

Động vật bò sát cũng mang một số vi trùng có khả năng gây bệnh cho người. Nếu bạn sở hữu một chú thú cưng mang họ bò sát, phải nhớ rửa tay sạch sau khi chơi đùa hoặc chạm vào nơi chúng ở. Chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ. Không những vậy, những vùng xung quanh chuồng và ngay cả các vật dụng để làm sạch chuồng cũng phải được lau rửa thường xuyên. Trẻ em dưới 5 tuổi và những người có hệ miễn dịch kém không nên tiếp xúc trực tiếp với chúng hoặc các vật dụng trong chuồng.

Chăm sóc thú nuôi như thế nào?

Thú nuôi của bạn phải được tẩy giun và tiêm vacxin. Điều này không chỉ giúp chúng được khỏe mạnh mà còn có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh qua người.

Một việc khá quan trọng nữa là phải diệt các loại chấy rận sống bám trên chó, mèo. Chấy rận có thể lây lan sang người, làm cho bạn lẫn con thú yêu của bạn ngứa ngáy khó chịu hoặc bị bệnh.

Thú cưng cần được tiêm ngừa đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ

Không nên:

  • Cho thú nuôi ăn các loại thịt sống và đừng để chó hoặc mèo đuổi bắt và ăn thú hoang. Đây là nguyên nhân làm cho mèo bị nhiễm ký sinh toxoplasma.
  • Để chúng đến gần các con vật bị bệnh hoặc chưa được chích ngừa vacxin.

Trẻ em và thú nuôi

Khi con bạn chơi với thú nuôi, bạn phải trông chừng. Trẻ em thường bò trên sàn nhà xung quanh chó mèo, hôn chúng, đút tay vào miệng chúng rồi lại bỏ tay vào miệng nên trẻ nhỏ rất dễ bị lây nhiễm bệnh.

Ngoài ra, trẻ em thường hay bị thú nuôi cào hoặc cắn vì chúng chưa biết cách tiếp xúc với các loài vật. Bạn nên dạy cho trẻ cách tiếp xúc với thú nuôi trong nhà và tránh thú lạ. Để an toàn, tốt nhất không nên nuôi thú vật trong nhà cho đến khi con bạn đủ lớn.

Trẻ em dưới 5 tuổi không nên tiếp xúc với

Không chỉ chó, mèo mà các động vật khác cũng không nên nuôi nếu nhà bạn có trẻ em dưới 5 tuổi

  • Các loại thú tại sở thú hoặc nông trại.
  • Gà con
  • Vịt con
  • Loài lưỡng cư (cóc, nhái,…)
  • Loài vật bò sát (rùa, rắn, kỳ nhông,..)

Nếu bạn muốn nuôi một con vật trong nhà, nên chọn những con chó, mèo đã lớn, không nên chọn những con còn quá bé. Những con vật đã được chăm sóc tốt thường ít nguy cơ nhiễm và lây lan bệnh. Hơn nữa, bạn có thể tránh những thiệt hại nhà cửa, đồ vật do chó mèo con gây ra. Cuối cùng, đừng mang những con vật bị bệnh về nhà để bảo vệ gia đình và bản thân bạn.

ThS Võ Ngọc Thiên Ân – Theo Y Học Cộng Đồng

Read More

Thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ, táo bón

Táo bón là chứng bệnh hay gặp ở mọi lứa tuổi, nếu để kéo dài có thể dẫn đến bệnh trĩ, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, nổi mụn nhọt thậm chí có thể tắc ruột…

Thực phẩm phòng và điều trị táo bón

Thực phẩm giàu chất xơ luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho người bị trĩ và táo bón

Thực phẩm giàu chất xơ luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho người bị trĩ và táo bón

Nguyên nhân gây bệnh phần nhiều do ăn thiếu chất xơ, uống ít nước… Để phòng và trị táo bón, bạn có thể tham khảo một số món ăn dân gian như sau:

  • Thực phẩm bổ, giàu chất xơ, chất pectin có trong rau xanh củ quả tươi hoặc khô, ngũ cốc như gạo lứt, bắp tươi, bánh mì đen… là chất có vai trò quan trọng chống táo bón.
  • Tăng cường các loại thức ăn chứa nhiều magie như sữa, kê, đậu đũa, khoai lang, rau đay, rau dền, mồng tơi, khoai sọ đu đủ, chuối tiêu, sữa chua vì magie là chất có tác dụng tăng cường nhu động ruột…
  • Mỗi ngày uống khoảng 2-2,5 lít nước.
Bạn cũng có thể lựa chọn khẩu phần ăn thích hợp tùy theo từng tình trạng bệnh

Bạn cũng có thể lựa chọn khẩu phần ăn thích hợp tùy theo từng tình trạng bệnh

Ngoài ra, nên chọn thực phẩm theo thể chứng, cụ thể như sau:

  • Nếu đi cầu phân táo cứng, người nóng (do nhiệt táo): Nên ăn các thực phẩm thanh nhiệt nhuận táo như: rau đay, mồng tơi nấu canh cua; mướp nấu canh đậu phụng; ngọn, lá khoai lang xào tỏi; rau giấp cá om cá lóc; rau giấp cá ăn sống hoặc nấu nước uống; đậu xanh nấu với nấm mèo… và các món khác chế biến từ cà chua, cà tím, rau dền, đậu bắp, rau đắng, đậu đen, nha đam…; các loại rau xanh trái cây tươi. Sáng sớm nên uống 1 cốc nước ấm.
  • Nếu đi cầu bón phân mềm, phải rặn nhiều, đi xong rất mệt, tay chân không ấm (do hàn táo, khí hư): Nên ăn các thực phẩm bổ khí nhuận táo như gạo lứt muối mè; lươn tiềm đảng sâm; mè đen nhai sống hoặc rang ăn. Sáng sớm uống 1-2 muỗng dầu mè; cá rô kho mộc nhĩ; đu đủ hầm xương heo; hoa lý xào hẹ và các loại rau thơm…; các món khác chế biến từ mật ong, mè đen, đậu đỏ, cải xoong, rau má, chuối, kê, đậu đũa…
  • Nếu táo bón ở phụ nữ sau sinh hoặc người mới ốm dậy (do huyết thiếu): Nên ăn các thực phẩm bổ huyết nhuận táo như: thịt bò xào cải xoong; hoa lý nấu canh thịt; cháo lươn đậu xanh rau ngổ; đu đủ ương hầm thịt; khoai từ nấu canh thịt; mướp nấu canh đậu phụng… Nên ăn nhiều các loại đậu mè, ngũ cốc, rau củ quả tươi…

Những thực phẩm không nên ăn

Những thực phẩm có tính cay nóng sẽ làm tình trạng bệnh thêm tồi tệ

Những thực phẩm có tính cay nóng sẽ làm tình trạng bệnh thêm tồi tệ

Phòng chữa táo bón nên kiêng các loại thức ăn khô, cay nóng như trà đặc, ca cao, rượu, thuốc lá, thức ăn nhanh, thức ăn tinh chế… thịt, cá chiên rán, kho mặn để lâu, thức ăn nhiều dầu mỡ…

  • Nếu do nhiệt táo: kiêng ăn mặn, cay, nóng quá như tiêu ớt, tỏi, cà-ri…
  • Nếu do hàn táo, khí hư: kiêng ăn chua đắng lạnh như cà, cam, măng, nước dừa.
  • Nếu do huyết hư: kiêng ăn các loại thức khô mặn và thức ăn nghèo dinh dưỡng.

Lương y Phan Thị Thạnh – Theo Sức Khỏe Đời Sống

Read More